Các phòng chuyên môn thuộc Sở

1. Văn Phòng sở

1.1. Chức năng: Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý các lĩnh vực: tổ chức, cán bộ, hành chính - quản trị, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật, tổng hợp và điều phối hoạt động chung của Cơ quan Văn phòng sở.

1.2. Nhiệm vụ:

a) Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh.

b) Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở phối hợp với các đơn vị có liên quan; Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Công Thương; tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công thương của Phòng kinh tế thuộc UBND thị xã, thành phố, phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND các huyện; Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở Công Thương theo quy định của pháp luật. 

c) Là đầu mối thực hiện Chương trình cải cách hành chính của Sở; Tham mưu tổ chức và duy trì hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở.

d) Thực hiện công tác văn thư - lưu trữ theo quy định của pháp luật.

đ) Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở duy trì, phát triển trang website, quản lý hệ thống mạng nội bộ của cơ quan.

e) Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan, xây dựng các báo cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng theo qui định.

f) Quản lý tài sản của cơ quan, bảo đảm các điều kiện cho hoạt động của cơ quan; điều hành xe ôtô phục vụ công tác theo qui định; phối hợp với các đơn vị có liên quan phục vụ các hội nghị, tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ công tác, công tác lễ tân; phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết các thủ tục về xuất, nhập cảnh, đoàn ra, đoàn vào; thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ trật tự an toàn cơ quan.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.

2. Thanh tra sở

2.1. Chức năng

a) Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, công tác pháp chế; phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực Công Thương.

b) Thanh tra Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Công Thương.

2.2. Nhiệm vụ.

a) Chủ trì, tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt; tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện.

b) Chủ trì thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở; thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công thương thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương.

c) Chủ trì, tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác pháp chế tại Sở Công Thương.

d) Chủ trì tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; Thực hiện công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra của ngành công thương đối với các đơn vị thuộc Sở và Phòng kinh tế thuộc UBND thị xã, thành phố, phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND các huyện.

f) Đề xuất, kiến nghị cấp trên xem xét, xử lý các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra theo quy định của pháp luật.

g) Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan, xây dựng các báo cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra sở theo qui định.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Lãnh đạo Sở phân công. 

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp

3.1. Chức năng: Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành công thương; về hội nhập kinh tế, hợp tác quốc tế; về công tác thống kê, tài chính và tổng hợp.

3.2. Nhiệm vụ.

a) Chủ trì tham gia ý kiến đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đến phát triển công nghiệp, thương mại; dự thảo Chương trình, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 05 năm và hàng năm; dự thảo cơ chế, chính sách, quy định về phát triển ngành công thương giúp Lãnh đạo Sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức quản lý, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của ngành công thương.

d) Chủ trì tham mưu thực hiện các nhiệm vụ về hội nhập kinh tế, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực công thương theo phân công của Ban hội nhập quốc tế về kinh tế và phân công của UBND tỉnh; Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế ngành công thương, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở quản lý theo quy định của pháp luật; theo dõi quản lý công tác tài chính, tài sản, kế toán đối với Cơ quan Sở và các đơn vị thuộc sở, các dự án do Sở làm chủ đầu tư.

e) Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành, các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển của ngành công thương trên địa bàn tỉnh theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

f) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công. 

4. Phòng Quản lý Công nghiệp

4.1. Chức năng: Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: cơ khí và luyện kim; công nghiệp phần mềm; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác; công nghiệp hỗ trợ; khuyến công; cụm công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, an toàn thực phẩm, các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn, công nghiệp môi trường, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường ngành công thương, khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng).

4.2. Nhiệm vụ.

a) Chủ trì, xây dựng dự thảo các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước của ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật an toàn và môi trường trình cấp có thẩm quyền ban hành và tham mưu tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

b) Chủ trì, tham mưu giúp Lãnh đạo sở tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp phần mềm; cơ khí, ngành luyện kim, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến khác trên địa bàn tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ quản lý đối với: Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), bao gồm: tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra, thẩm định các thiết kế dự toán đầu tư xây dựng, chất lượng các công trình hầm mỏ, dầu khí và các công trình công nghiệp chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; công nghiệp môi trường, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện quy hoạch và chính sách phát triển công nghiệp môi trường; sản xuất sạch hơn; tham gia thẩm định báo cáo tác động môi trường.

d) Chủ trì, tham mưu giúp Lãnh đạo sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công; cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và Trung tâm phát triển cụm công nghiệp; phối hợp, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh; các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; quản lý các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn trên địa bàn tỉnh. 6

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế tập thể (bao gồm cả ngành nghề, làng nghề, cơ sở sản xuất CN-TTCN, các HTX thuộc lĩnh vực công thương); cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi các loại Giấy phép, Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận liên quan đến lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, an toàn thực phẩm, khí hoá lỏng theo quy định của pháp luật.

e) Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan, xây dựng các báo cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng theo qui định.

f) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, an toàn thực phẩm, khí hoá lỏng, môi trường, khai thác mỏ và chế biến khoáng sản và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn; sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp, an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng của phòng đối với Phòng kinh tế thuộc UBND thị xã, thành phố, phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND các huyện.

g) Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp.

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.

5. Phòng Quản lý Thương mại

5.1. Chức năng: Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: thương mại nội địa; xúc tiến thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; xuất khẩu, nhập khẩu; thương mại điện tử; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng pháp luật, chính sách, chế độ quy định của nhà nước; thẩm định cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng có điều kiện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.

5.2. Nhiệm vụ.

a) Chủ trì xây dựng dự thảo các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước của ngành thuộc lĩnh vực thương mại, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tham mưu tổ chức, triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

b) Chủ trì, tham mưu giúp Lãnh đạo sở tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý đối với mạng lưới hạ tầng thương mại và các loại hình thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm: Các loại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, HTX thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, trung tâm logistics, kinh doanh hàng hóa dưới các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối cung cầu, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng phát triển mạng lưới chợ nông thôn, thẩm tra đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí về chợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

c) Chủ trì, tham mưu giúp Lãnh đạo sở triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

d) Thẩm định cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi các loại Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tham gia thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.

đ) Tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài cho thương nhân hoạt động thương mại, có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh; Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của phát luật. Chủ trì thẩm định, giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

e) Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường. Tổng hợp thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hóa; tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu, kịp thời đề xuất giải pháp điều tiết hợp lý, hiệu quả. Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan, xây dựng các báo cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng theo qui định.

f) Chủ trì tham mưu tổ chức, quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm: các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm. Thực hiện việc đăng ký, thẩm định kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại, cho các thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn theo qui định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các hoạt động của ngành công thương hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

g) Tham mưu quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại địa phương.

h) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng của phòng đối với Phòng kinh tế thuộc UBND thị xã, thành phố, phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND các huyện.

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.

6. Phòng Quản lý Năng lượng

6.1. Chức năng. Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước về điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo, các dạng năng lượng khác; về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các lĩnh vực năng lượng được giao theo quy định.

6.2. Nhiệm vụ.

a) Chủ trì, xây dựng dự thảo các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước của ngành, trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu tổ chức, triển khai thực hiện; hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện đúng các quy định của nhà nước liên quan đến công tác quản lý điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phương án giá điện trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng phát triển mạng lưới điện nông thôn, đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí về điện theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

b) Chủ trì, tham mưu giúp Lãnh đạo sở tổ chức, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng mới, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh; phát triển và ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức công bố, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng được phê duyệt.

c) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành năng lượng theo quy định của pháp luật; Tham mưu Lãnh đạo Sở xử lý những tranh chấp giữa bên cung ứng điện và sử dụng điện và các dạng năng lượng khác.

d) Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về năng lượng cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho nhân viên, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn. Cấp thẻ An toàn điện cho các thợ điện nông thôn. Tập huấn, sát hạch, cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cho các đơn vị hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.

đ) Chủ trì thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán công trình điện; chủ trì, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở, thẩm định dự án, các công trình năng lượng; phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án sản xuất công nghiệp. Thẩm định sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác kiểm tra trước khi nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình năng lượng theo quy định của pháp luật và phân cấp của cấp thẩm quyền.

e) Quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tại địa phương.

f) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng của phòng đối với Phòng kinh tế thuộc UBND thị xã, thành phố; phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND các huyện. Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan, xây dựng các báo cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng theo qui định.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công

 

Văn phòng Sở