THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Trong những năm qua, hoạt động khuyến công đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể cho tỉnh nhà, góp phần nâng cao đời sống cho một bộ phận lao động, ổn định tình hình kinh tế- xã hội, an ninh trật tự tại địa phương.

Hoạt động khuyến công đã triển khai, thực hiện được nhiều nội dung, có trọng điểm, phát huy tác dụng rõ nét đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Các cơ sở ngành nghề nông thôn đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên lại phân bổ không đều, quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu và mang tính chất kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, do đó việc tiếp xúc cũng như triển khai xây dựng đề án, hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán cũng rất khó khăn. Rất nhiều các cơ sở CNNT tỏ ra không mặn mà với hoạt động này vì doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện các thủ tục và các điều kiện tham gia mô hình. Chính những điều này làm cho đội ngũ cán bộ làm khuyến công cũng rất vất vả khi tiếp cận các cơ sở.

1. Kết quả đạt được 9 tháng đầu năm 2015.

1.1. Về thực hiện kế hoạch khuyến công quốc gia.

          Thực hiện Quyết định số 11355/QĐ-BCT ngày 15/12/2014 của Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch kinh phí khuyến công  gia năm 2015. Trong đó giao Sở Công Thương tổ chức Hội nghị công tác khuyến công thường niên khu vực phía Bắc và tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn  khu vực phía Bắc năm 2015, với kinh phí hỗ trợ là: 1.380 triệu đồng.

          Sở Công Thương đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Thông báo số 125/TB-UBND ngày 29/6/2015 về việc tổ chức Hội nghị công tác khuyến công và  tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc - năm 2015; Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 về việc thành lập Ban tổ chức Hội chợ hàng CNNT khu vực phía Bắc năm 2015; Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 7/9/2015 về việc phê duyệt giá trị dự toán gói thầu dịch vụ tổ chức Hội chợ hàng CNNT khu vực phía Bắc năm 2015; Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu dịch vụ tổ chức Hội chợ hàng CNNT khu vực phía Bắc năm 2015.

          Đến nay, Sở Công Thương tiếp tục chỉ đạo Trung tâm KC & XTTM tích cực triển khai thực hiện đề án, đồng thời bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Công Thương, phối  chặt chẽ với Cục CNĐP để tổ chức Hội nghị công tác khuyến công thường niên khu vực phía Bắc và tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc năm 2015 đảm bảo thời gian, tiến độ đề ra.

1.2. Về thực hiện kế hoạch khuyến công địa phương.

Chín tháng đầu năm 2015, Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài chính thẩm định kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương  là 936 triệu đồng. Trong đó: Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương đợt I là: 485 triệu đồng; kinh phí khuyến công địa phương đợt II là 451 triệu đồng. Đến nay kinh phí thực hiện đạt 341,7 triệu đồng, tăng 57,25% so với cùng kỳ, đạt 70,45% kế hoạch khuyến công địa phương đợt I. Trong đó tập trung vào một số nội dung chính như: đào tạo nghề, thông tin tuyên truyền…

- Nhìn chung các đề án sau khi được hỗ trợ kinh phí khuyến công đã thu được những kết quả nhất định và có tác dụng rõ rệt với doanh nghiệp. Phần lớn các đơn vị được hỗ trợ có sự phát triển, góp phần phát triển công nghiệp nông thôn tại địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở tháo gỡ khó khăn để vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế- lao động theo hướng CNH-HĐH, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống kinh tế- xã hội tại địa phương. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền đã giới thiệu tới đông đảo các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh về chủ trương, chính sách của Nhà nước, của địa phương về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh nhà. Động viên các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giúp các tổ chức, cá nhân trong tỉnh hiểu và tham gia tích cực vào hoạt động khuyến công ở địa phương, góp phần đưa công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

2.1. Tồn tại, hạn chế.

- Trình độ quản lý của chủ các cơ sở công nghiệp nông thôn còn hạn chế, thiếu chủ động tiếp cận hoạt động khuyến công, thiếu chủ động nghiên cứu xây dựng đề án. Số lượng biên chế làm công tác khuyến công còn ít, địa bàn hoạt động rộng làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động khuyến công

          - Một số nội dung của hoạt động khuyến công chưa được triển khai thực hiện như: hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư; tư vấn cho cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ; hỗ trợ tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh. Hầu hết các quy mô của mỗi đề án/dự án khuyến công nhỏ, chưa có dự án thể hiện rõ nét tính liên kết vùng, khu vực và quốc gia hoặc chưa thể hiện được sự hỗ trợ thúc đẩy cho một loại sản phẩm công nghiệp mũi nhọn nào đó.

          2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

- Hiện tại do chưa có cán bộ khuyến công ở cấp huyện, xã nên việc nắm bắt nhu cầu của cơ sở và việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều nội dung khuyến công chưa được các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hưởng ứng như: Tham gia Hội chợ triển lãm, xây dựng thương hiệu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm... vì hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn còn nhỏ lẻ, chưa thực sự có nhu cầu.

- Nhận thức của các địa phương, các cơ sở, các doanh nghiệp về hoạt động khuyến công còn chưa đầy đủ dẫn tới sự hưởng ứng và cộng tác của các đơn vị còn hạn chế.

          - Quy định về hồ sơ, thủ tục còn phức tạp so với trình độ chung của nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn.

          3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công trong thời gian tới.

- Chỉ đạo Trung tâm KC & XTTM tích cực bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc của các cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tháo gỡ, góp phần triển khai thực hiện đề án đảm bảo tiến độ về thời gian và chất lượng.

  - Chỉ đạo TT KC & XTTM tăng cường phối hợp với phòng Kinh tế- hạ tầng, phòng Kinh tế các huyện, thành phố để rà soát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh trong việc hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký đề án khuyến công. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát các đề án khuyến công.

          - Tiếp tục duy trì, khôi phục, phát triển, nhân cấy nghề cho các làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn; xây dựng và triển khai các dự án dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đã chuyển đất sang làm công nghiệp, đô thị.

          - Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khuyến công; tập huấn quản lý công nghiệp nông thôn; hướng dẫn tư vấn phát triển thị trường; xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…

          - Tăng cường hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm trên website của Sở, Bản tin Công Thương; tạo điều kiện cho các cơ sở  CNNT tham gia, tìm hiểu công nghệ kỹ thuật mới, máy móc hiện đại,…từ đó trao đổi, phổ biến, nghiên cứu áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở CNNT.

- Tăng cường công tác thông tin dự báo chính xác, kịp thời về thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, thị trường vật tư, nguyên liệu; Xây dựng kênh phân phối hàng hoá gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ cho các doanh nghiệp, HTX.

          Bên cạnh đó, rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan trong triển khai hoạt động khuyến công nhằm từng bước đưa hoạt động khuyến công thực sự phát huy được vai trò cũng như hiệu quả đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn.

P.QLCN