14/05/2009 | lượt xem: 1 Phương hướng phát triển công nghiệp 2001 - 2010 Công nghiệp sẽ là động lực chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và giảm dần khoảng cách chênh lệch kinh tế của Hưng Yên với cả nước cũng như với các địa phương khác trong vùng. Phấn đấu đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Hưng Yên là cơ cấu công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp. Tranh thủ thời cơ thuận lợi về vị trí địa lý, tích cực thu hút đầu tư để tăng trưởng nhanh. Việc phát triển công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước. Được quan tâm đầu tư phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đây là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Phát triển công nghiệp phải gắn liền với nhu cầu thị trường, lấy hiệu quả kinh tế xã hội là thước đo. Chú trọng gia tăng tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất công nghiệp. Công nghiệp phát triển phải gắn với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư, với việc hình thành các vùng kinh tế động lực nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị. Gắn với các chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chương trình xuất khẩu, chương trình giải quyết việc làm... Hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển công nghiệp nông thôn. Gắn kết việc phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng, đồng thời phải đảm bảo môi trường sinh thái cho con người và thiên nhiên. Phát huy sức mạnh tổng hợp, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức thuộc nhiều thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, nguyên liệu, ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động và tăng thu ngân sách cho nhà nước. Chú trọng phát triển các khu công nghiệp tập trung để tạo các điều kiện thuận lợi nhất thu hút đầu tư từ bên ngoài. Đồng thời tạo dựng một số cụm công nghiệp ở các thị trấn, thị tứ để tạo đà phát triển và phân bố lại công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, phân bố lực lượng sản xuất hợp lý trên địa bàn. Đến 2010, định hình cơ bản các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã. Phương hướng phát triển Tăng nhanh tích lũy, tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. Phát triển mạnh mạng lưới công nghiệp và dịch vụ công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới, khôi phục làng nghề. Đưa các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phát huy nội lực để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản để tạo đầu ra cho nông dân sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Tạo dựng môi trường thuận lợi để thu hút các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào phát triển công nghiệp ở các khu công nghiệp tập trung. Đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp thị xã Hưng Yên, nhằm phân bố tương đối hợp lý về đầu tư phát triển theo vùng lãnh thổ. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đồng thời sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ giá trị tái tạo mới trong giá trị sản xuất công nghiệp đạt bằng mức 37%. Liên kết chặt chẽ với Hà Nội, với các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế, các Bộ, ngành để thu hút, đón bắt quá trình chuyển dịch và phát triển sản xuất công nghiệp, tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để tìm kiếm các đối tác đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành phần kinh tế khác, nhất là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nhằm xây dựng một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý và phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2024