Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Đăng ngày 27 - 11 - 2020
100%

Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ thị nêu rõ:

Những năm gần đây, tình hình thiên tai ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường. Các vùng, miền trong cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản (khoảng 1 - 1,5% GDP/năm), ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống, sản xuất của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lãnh đạo và tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém với nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Trước xu thế biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn ra nhanh, phức tạp, thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, cực đoan, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm giảm nhẹ thiệt hại, phát triển bền vững đất nước.

Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm .

Trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.

Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn; chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trước tình hình, tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai.

Đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền sửa đổi hệ thống pháp luật theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột, bổ sung các quy định mới, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi; hoàn thiện cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, chỉ huy; có chính sách đặc thù cho lực lượng làm công tác này….

Xem chi tiết Chỉ thị số 42-CT/TW tại đây: Chỉ-thị-42-TW.pdfCV HĐPB.pdf

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Các Luật, Nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5(26/03/2024 8:15 CH)

    Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh...(04/03/2024 9:22 SA)

    Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023(23/02/2024 9:13 SA)

    Tìm hiểu Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017(16/01/2024 9:10 SA)

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh(02/01/2024 3:00 CH)

    Cuộc thi trực tuyến về phòng chống tham nhũng, tiêu cực(14/11/2023 8:07 SA)

    °
    79 người đang online