Điểm nổi bật trong chỉ thị 15/CT-BCT về đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đăng ngày 02 - 12 - 2015
100%

Hiện nay, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng trở thành một vấn đề có tính cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.Sau hơn 04 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nỗ lực đạt được nhiều kết quả tích cực.

            Tuy nhiên, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế; nhiều vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang tiếp diễn và có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.

            Hơn nữa, đến nay điểm yếu của người tiêu dùng Việt Nam là chưa nhận thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình và đặc biệt là tâm lý ngại lên tiếng, ngại khiếu kiện vì sợ phiền toái. Ngoài ra người tiêu dùng ở Việt Nam rất thiếu thông tin nên trở thành những người chịu thiệt thòi nhất. Vì vậy, trong bối cảnh mới, người tiêu dùng cần chủ động phát hiện và khiếu nại về các hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình; biết tự bảo vệ mình trong tiêu dùng, nâng cao ý thức về quyền và trách nhiệm của mình và đấu tranh cho quyền và lợi ích hợp pháp đó.

            Để tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng,  ngày 23 tháng 9 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Chỉ thị có một số nội dung nổi bật như sau:

            1. Đối với Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện  các hoạt động, bao gồm: rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng cơ chế phối hợp, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đẩy mạnh các công cụ tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng…

            2. Đối với các Cục, Vụ và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, Chỉ thị nêu trên quy định các đơn vị  tăng cường thực thi các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị để góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

            3. Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương bố trí cán bộ, phân công rõ đơn vị thực hiện chức năng, bố trí kinh phí, xây dựng đường dây nóng, xây dựng bộ phận hòa giải, tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp dưới và các tổ chức xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra…

            4. Đối với các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chỉ thị nêu trên yêu cầu sự tăng cường thực hiện vai trò, chức năng của tổ chức đại diện cho người tiêu dùng cũng khuyến khích sự phối hợp với các cơ quan quản lý  nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.

Tin mới nhất

Bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng(22/03/2024 7:54 CH)

Phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024(15/03/2024 9:50 SA)

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giới thiệu sản phẩm hàng hoá...(04/10/2023 7:24 SA)

Bộ Công Thương triển khai 4 giải pháp chính trong thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng(17/07/2023 3:25 CH)

Hôm nay (17/7), công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng(17/07/2023 3:18 CH)

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử(30/03/2023 8:41 SA)

°
10 người đang online